Tại Indonesia, người ta có một từ riêng dành cho những người lái xe máy chở khách là "ojek." Ojek là một phần không thể thiếu của hệ thống giao thông của Indonesia trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Nadiem Makarinn đã nâng ojek lên một tầm cao mới với startup của mình, công ty Go-Jek. Go-Jek khởi đầu là một ứng dụng di động chuyên cung cấp dịch vụ thuê xe ojek.
Xác định những vấn đề trong thị trường
Ý tưởng đến với Nadiem Makarinn bởi vì anh này thường xuyên phải di chuyển bằng ojek. Khi nói chuyện với các lái xe ojek, anh phát hiện ra rằng những người lái xe này thường xuyên phải tốn thời gian để chờ tìm khách. Vì thế, để giúp những người lái xe này sử dụng thời gian một cách hợp lý hơn, và đồng thời để giúp khách hàng kết nối được với các lái xe ojek dễ dàng hơn, đội của anh đã tạo ra một ứng dụng với tên gọi Go-Jek.
Bằng việc tải ứng dụng, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thuê xe. Người lái xe ojek sẽ đón khách hàng và đưa khách hàng đến điểm cần đến. Đây là ý tưởng sơ khai của dịch vụ vận chuyển của Go-Jek, tuy nhiên, công ty đã mở rộng ra các mảng dịch vụ khác như vận chuyển thực phẩm và đặt vé xem phim, hoà nhạc, v.v...
Những khó khăn trong giai đoạn đầu
Nadiem đã thành lập Go-Jek với 10 nhân viên và 20 lái xe ojek. Một trong những thử thách đầu tiên của anh là phải thuê được thêm nhân viên, vì tại thời điểm đó, Go-Jek vẫn chưa có tên tuổi. Vì thế, Nadiem đã phải trực tiếp đi tìm những lái xe ojek, những tụ điểm có nhiều "xe ôm" ngồi chờ khách. Tại đó, anh nói chuyện với họ, mua cà-phê hay thuốc lá cho họ để những người lái xe này mở lòng và cuối cùng là thuyết phục họ gia nhập Go-Jek.
Một thách thức nữa đến từ những người lái xe ojek "truyền thống." Do có giá thành rẻ hơn, nhất là trong những đợt có khuyến mãi, người dùng ngày càng chọn dùng dịch vụ của Go-Jek. Vì thế, những người lái xe ojek truyền thống đôi khi trở nên hung hãn với những tài xế của Go-Jek, và điều này đã dẫn đến nhiều vụ gây gổ, va chạm, đe doạ, thậm chí còn cả những vụ tấn công tài xế của Go-Jek.
Ngoài ra, khi mà Go-Jek ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhiều người khác cũng muốn tham gia vào thị trường "mới được phát hiện" này. Điều đối thủ khác bắt đầu xuất hiện trên mạng. Một dịch vụ được cho là cạnh tranh nhất với Go-Jek chính là GrabBike, một ứng dụng dịch vụ chuyên chở khách bằng xe máy khác đến từ GrabTaxi. Cả Go-Jek và GrabBike đều có cùng mô hình kinh doanh, có trải nghiệm người dùng trong ứng dụng gần giống nhau và giá cả cạnh tranh với nhau đã khiến hai tên tuổi này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với người dân Indonesia.
Mở rộng dịch vụ
Kể từ khi ứng dụng Go-Jek được ra mắt vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, giờ đây, ngoài dịch vụ chuyên chở khác, Go-Jek đã bổ sung thêm các dịch vụ vận chuyển và mua sắm khác, như Go-Food, Go-Mart, Go-Glam, Go-Clean, Go-Massage, Go-Box, Go-Busway, Go-Tix, v.v...
Go-Jek đã thành công đến mức họ đã nhận được đầu tư của các ông lớn Trung Quốc như Tencent và JD.com; và các công ty cổ phần tư nhân như KKR và Warburg Pincus, và mới đây nhất, họ còn nhận được một khoản đầu tư khổng lồ từ phía Google. Chính Go-Jek đã phải khiến Uber phải xem xét lại cách tiếp cận của họ tại thị trường châu Á, và do đó, Uber đã phải cung cấp dịch vụ vận tải bằng xe máy. Trên đà phát triển, Go-Jek đã mở rộng dịch vụ của mình, với dịch vụ vận chuyển bằng xe máy và taxi, và giờ đây họ còn cung cấp các dịch vụ liệu pháp chăm sóc sắc đẹp và mát-xa, và cả các dịch vụ dọn dẹp nhà cửa và giao nhận thực phẩm.
Cách mạng thương mại điện tử
Một trong những bước đột phá của Go-Jek là khi họ bước chân vào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) với sự ra mắt của ví điện tử Go-Pay, nhằm hỗ trợ thanh toán không dùn tiền mặt cho tất cả các dịch vụ được cung cấp thông qua Go-Jek.
Người sử dụng Go-Pay có thể nạp tiền bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc tại các máy ATM và sử dụng ứng dụng này để trả tiền cho những người cung cấp dịch vụ thông qua Go-Jek. Những người không có tài khoản ngân hàng có thể nạp tiền vào ví điện tử thông qua những người lai sxe trong 50 thành phố nơi mà Go-Jek hoạt động.
Một tính năng khác của ví điện tử Go-Pay cho phép chuyển tiền giữa các tài khoản và rút tiền mặt từ các máy ATM tại các ngân hàng đối tác. Với tính năng này, Go-Jek hi vọng họ sẽ trở thành một WeChat của Indonesia. Ứng dụng WeChat đã góp phần làm thay đổi các giao dịch thanh toán điện tử tại Trung Quốc.
Go-Pay hiện chỉ hoạt động trong ứng dụng điện thoại Go-Jek, nhưng công ty có dự định muốn mở rộng Go-Pay. Giám đốc điều hành Nadiem Makarim cho rằng trong tương lai, người dân sẽ sớm sử dụng Go-Pay để thanh toán cho các món hàng online, trả tiền điện hay thanh toán phí đường bộ.
Một điều góp phần vào thành công của Go-Pay là do chương trình ban thưởng của hãng. Cứ mỗi giao dịch trên Go-Pay có thể tích điểm để đổi lấy phiếu giảm giá dịch vụ hoặc đổi lấy các món hàng như iPhone, vé xem hoà nhạc, v.v.. Theo Go-Jek cho biết, chương trình tích điểm thưởng đã góp phần tăng 60% lượng giao dịch không dùng tiền mặt.
Rika Idraoktaviani, phó chủ tịch marketing tại Go-Jek chia sẻ: "Chúng tôi chọn hình thức tính điểm thưởng vì nó đơn giản, vui và hấp dẫn."
Đối thủ của Go-Jek tại thị trường Đông Nam Á là Grab, công ty cho thuê xe có trụ sở tại Singapore. Grab hiện cũng đang vận hành một ví điện tử, với tên gọi là GrabPay.
Go-Jek tại Việt Nam
Trong tháng 7 này, Go-Jek sẽ bước chân vào thị trường Việt Nam, với tên gọi Go-Viet. Go-Viet là bước đi đầu tiên của Go-Jek ra thị trường quốc tế. Thương hiệu này được xây dựng tại Việt Nam bởi chính đội ngũ sáng lập người Việt. Sau khi Uber rút chân khỏi thị trường Việt Nam, Go-Jek sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh chính với Grab.
- Dịch vụ thuê xe 29 chỗ uy tín tại quận 6 (18.08.2022)
- Dịch vụ thuê xe hợp đồng uy tín Sài gòn (05.08.2022)
- Những cách đơn giản để xử lý mùi hôi trong xe hơi (04.12.2019)
- Những bộ phận nhỏ mà hữu ích trên ô tô không phải ai cũng biết (04.12.2019)
- Màu sắc của xe tiết lộ tính cách gì của bạn? (04.12.2019)
- Khi Nào Cần Thay Thế Lọc Xăng Ô Tô? (04.12.2019)